Cân nhắc âm dương trong nghệ thuật ẩm thực

Phương pháp thực dưỡng phát triển dựa trên nền tảng của Học Thuyết  Âm Dương. Người khỏe mạnh có cơ thể quân bình âm dương; người bệnh tật có cơ thể mất quân bình âm dương, hoặc thiên về âm hoặc thiên về dương.

Trong thực dưỡng, cân nhắc yếu tố âm dương là một trong những nội dung quan trọng nhất!

1. Định nghĩa:

Âm Dương là hai mặt đối lập nhưng thống nhất, không ngừng vận động biến hóa để phát sinh, phát triển và tiêu vong, và tồn tại trong tất cả sự vật và hiện tượng, gọi là Học Thuyết Âm Dương. Cách đây hơn 3000 năm, người xưa đã nhận biết học thuyết này.

Theo Học Thuyết Âm Dương, không có sự vật, hiện tượng nào mà không quan hệ với và không mâu thuẫn nhau. Sự phát triển, biến hóa của mọi sự vật trên thế giới đều do tác động lẫn nhau của Âm và Dương.

Học Thuyết Âm Dương cho rằng sự vật và hiện tượng đối lập nhau có rất nhiều nhưng thuộc tính của hai mặt chỉ biểu hiện ra hai xu hướng có tính đặc thù là: Dương: Ánh sáng, hoạt động, hưng phấn, nóng và Âm: Bóng tối, trầm tĩnh, ức chế, lạnh.

2. Các qui luật cơ bản trong học thuyết âm dương

Âm dương giao cảm: đây là điều kiện căn bản sản sinh ra sự sống.

Ví dụ: sự kết hợp tinh của hai giới đực và cái thì vạn vật (con người, động vật, thực vật) mới có khả năng sản sinh ra các cá thể mới và từ đó thế giới tự nhiên mới phát triển, loài người mới phồn thịnh.

Âm dương đối lập chế ước nhau

Đối lập là sự tương phản giữa hai mặt Âm Dương nhưng thống nhất tồn tại trong mọi sự vật và hiện tượng. Ví dụ như ngày và đêm, nước và lửa, trên và dưới, quá trình đồng hoá và quá trình dị hoá, hưng phấn và ức chế, thiện và ác…

Do có âm dương tương phản nên dẫn đến âm dương chế ước lẫn nhau và kết quả là giúp cho sự vật, hiện tượng đạt được trạng thái cân bằng động. Ví dụ: sự tuần hoàn của nắng và mưa. Nắng bốc hơi nước, tụ thành mây, tạo mưa. Mưa xuống làm hạ nhiệt độ, nước ít bốc hơi, ít mây nên nắng xuất hiện.

Âm dương hỗ căn hỗ dụng

Hỗ căn: là sự nương tựa lẫn nhau của hai mặt âm dương. Bất kỳ phần âm hoặc phần dương đều không thể thoát ly phần kia để tồn tại độc lập. Mỗi vật tồn tại đều nhờ phần đối lập kia làm tiền đề hoặc điều kiện cho sự tồn tại của mình.

Hỗ dụng: là chỉ hai mặt Âm Dương không ngừng tương sinh, thúc đẩy, giúp đỡ lẫn nhau. Âm dương hỗ căn hỗ dụng là chỉ âm dương đều có nguồn gốc từ nhau. Vô dương tất âm không thể sinh, vô âm tất dương không thể hóa. Hai mặt Âm Dương phải nương tựa vào nhau mới tồn tại được. Cả hai mặt đều nằm trong quá trình phát triển của sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển được.

Ví dụ: Có quá trình đồng hoá mới có quá trình dị hoá. Con người không thể tồn tại nếu chỉ có đàn ông. Hưng phấn và ức chế đều là quá trình tích cực của hoạt động vỏ não.

Âm dương tiêu trưởng

Tiêu là thu nhỏ lại, trưởng là gia tăng thêm. Âm Dương tiêu trưởng nói lên sự vận động không ngừng, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa hai mặt Âm Dương, gồm năm mặt.

– Mặt này trưởng mặt kia tiêu (thái quá): nghĩa là Dương trưởng Âm tiêu hoặc Âm trưởng Dương tiêu. Âm Dương luôn đối lập, chế ước và giữ được trạng thái cân bằng động nhưng do một nguyên nhân nào đó làm cho một bên âm hoặc dương tăng trưởng và ức chế bên còn lại, làm cho bên còn lại yếu đi. Âm thịnh thì Dương suy hoặc Dương thịnh thì Âm suy. Ví dụ: lửa (Dương) đun lâu làm cạn nước (Âm). Nước nhiều dập tắt lửa.

– Mặt này tiêu mặt kia trưởng (bất cập): Âm tiêu Dương trưởng hoặc Dương tiêu Âm trưởng, do Âm hoặc Dương bị bất túc (thiếu) không thể chế ước bên còn lại vì thế cho bên còn lại mạnh hơn. Dương suy Âm thắng hoặc Âm suy Dương thắng. Ví dụ: Trên thị trường, thực phẩm sạch (Dương) có ít thì thực phẩm bẩn (Âm) sẽ tồn tại nhiều và ngược lại.

– Mặt này trưởng thì mặt kia trưởng: Nghĩa là Âm trưởng thì Dương trưởng, Dương trưởng thì Âm trưởng. Hai mặt này do hỗ căn hỗ dụng tích cực tạo nên. Ví dụ: trong cơ thể, phép bổ khí để sinh huyết và phép bổ huyết để dưỡng khí. Đây gọi là bổ Dương để sinh Âm, bổ Âm để sinh Dương. Cơ thể (âm) khỏe mạnh làm cho tinh thần (dương) vui vẻ, tinh thần vui vẻ làm cho cơ thể khỏe mạnh.

-Mặt này tiêu mặt kia cũng tiêu: Do hỗ căn hỗ dụng bất cập mà thành, nghĩa là Âm bất túc thì Dương cũng bất túc. Ví dụ: cơ thể bị bệnh nan y làm cho tinh thần u buồn, tinh thần u buồn làm cho cơ thể sinh bệnh nan y. Âm Dương chuyển hóa lẫn nhau: là chỉ Âm Dương ở trong một điều kiện nhất định có thể chuyển hóa theo hướng tương phản. “Âm cực sinh Dương, Dương cực sinh Âm”. “Hàn cực sinh nhiệt, nhiệt cực sinh hàn”

Bình luận


SAO TRUNG BÌNH

0
5
0 đánh giá
4
0 đánh giá
3
0 đánh giá
2
0 đánh giá
1
0 đánh giá
Vui lòng chọn sao:
*Email của bạn được bảo mật.
CAPTCHA

Bài viết liên quan

084 909 5959
084 909 5959
Zalo chat