TIÊN SINH OHSAWA, NGƯỜI SÁNG LẬP PHƯƠNG PHÁP THỰC DƯỠNG
Hiện nay, để tri ân bậc thiện tri thức, nhiều người nhìn nhận phương pháp thực dưỡng được sáng lập bởi tiên sinh George Ohsawa, người Nhật Bản. Tuy nhiên, tiên sinh chưa bao giờ thừa nhận mình là người sáng lập. Có người hỏi tiên sinh: “Tại sao ngài sáng lập ra phương pháp thực dưỡng?” Tiên sinh trả lời: “Tôi không phải là người sáng lập. Tôi chỉ khám phá ra những điều đã có rồi.” Tiên sinh Ohsawa sinh ngày 18/10/1893 mất ngày 24/4/1966. Tiên sinh có tên tiếng Anh là Georges Ohsawa, tiếng Nhật là Sakurazawa Nyoichi. Có thể nói tiên sinh là một nhà dinh dưỡng học, nhà y học, nhà khoa học, nhà triết học, nhà vũ trụ học…
Lúc còn nhỏ, tiên sinh không may mắn như những đứa trẻ khác, mồ côi mẹ từ lúc 10 tuổi. Tiên sinh nhớ như in lời cuối cùng mẹ thì thào vào buổi tối buồn hôm đó: “Con là người có thể chất yếu đuối, con ráng cố gắng học hành…” Chờ một lúc lâu không nghe mẹ nói gì thêm nữa, tiên sinh dắt em trai 6 tuổi đi ra ngoài hành lang đứng nhìn đám bạn đang chơi đùa dưới ánh đèn xa xa, rồi đi ngủ. Tiên sinh không biết rằng mẹ ngài đã trút hơi thở cuối cùng sau lời thì thào đó. Sáng ra hàng xóm phát hiện mẹ ngài đã ra đi vĩnh viễn. Mẹ tiên sinh là y tá cần mẫn của Tây y và chết vì bệnh lao phổi. Sau đó, em trai ra đi theo mẹ, lìa bỏ ngài cũng vì bệnh lao phổi. Trước đó, em gái của ngài cũng chết vì lao phổi. Năm lên 16 tuổi, tiên sinh cũng bị lao phổi, phổi bị thủng mấy lỗ sâu rộng. Lúc đó bệnh viện đã bó tay, vô phương cứu chữa. Ở đầu Thế kỷ XX, bệnh lao phổi chưa có thuốc điều trị và người bị lao phổi đều phải mất mạng. Thời gian đó, tiên sinh đang sống trong thiền viện. Tiên sinh tìm gặp nhiều đại sư để tìm ra phương thuốc chữa trị cho mình. Cuối cùng tiên sinh phát hiện chỉ có thức ăn mới trị hết bệnh cho mình. Đến năm 18 tuổi, tiên sinh đã tự chữa lành bệnh lao phổi nhờ chế độ ăn gồm gạo lứt, rau củ tươi, muối biển và dầu.
Sau khi tự chữa lành bệnh lao phổi nhờ ăn uống đúng, tiên sinh đã dành trọn phần đời còn lại để nghiên cứu cách ăn uống để trị bệnh và khang kiện sức khỏe như một sự tri ân. Ngoài ra, tiên sinh còn mắc bệnh tim, bệnh thận và nặng nhất là ung thư bao tử vào thời gian đó và lần lượt ngài tự trị lành hoàn toàn những bệnh này. Tiên sinh đã tổng hợp lại các nguyên tắc ăn uống dựa trên những tinh hoa của Đông phương thành một hệ thống lý luận chặt chẽ và hiện đại để cho người đời sau dễ học, dễ hành. Hiện tại gọi là Phương Pháp Thực Dưỡng.
Không dừng lại việc chữa bệnh thân mà tiên sinh còn muốn chúng ta chữa hết bệnh tâm như tham lam, nóng giận, mê đắm, kiêu ngạo… Tiên sinh nói: “bệnh gì cũng có thể chữa khỏi trừ bệnh kiêu ngạo.” Cho thấy bệnh tâm khó chữa vô cùng. Tiên sinh hiểu được tại sao chúng ta phát sinh bệnh tâm. Đó là do cái thấy biết của chúng ta bị sai lệch. Chúng ta không hiểu được các qui luật của thiên nhiên và trật tự vũ trụ mà tổ tiên ta khám phá ra từ hàng ngàn năm trước. Chúng nằm trong bể học của cổ nhân Đông phương. Chúng bị che lấp bởi cái hào nhoáng tạm thời của khoa học và công nghệ hiện đại. Lớp trẻ bây giờ chỉ biết chạy theo ánh đuốc khoa học trước mặt mả bỏ quên ánh sáng mặt trời sau lưng.
Khi thấy biết sai lệch liền sinh ra bệnh tham lam. Khi tham lam nổi lên thì chúng ta muốn sở hữu tất cả vật chất, nào là tiền tài, của cải, đất đai, sắc đẹp, nào là kiến thức, danh tiếng… Khi có được một trong những thứ này thì chúng ta sinh ra mê đắm và kiêu ngạo. Sở hữu càng nhiều thì càng mê đắm và càng kiêu ngạo. Thông thường người càng giàu, có bằng cấp càng cao hoặc địa vị càng cao thì “cái tôi” càng lớn, đó là thể hiện cái tính kiêu ngạo càng tăng. Có mấy ai dám từ bỏ của cải, từ bỏ bằng cấp, từ bỏ địa vị. Vô tình hay hữu ý xâm phạm vào những sở hữu này hoặc cản trở đều làm các chủ nhân nổi giận lôi đình. Tất cả thể hiện qua những tranh giành nhỏ lẻ đến các cuộc chiến giành thị trường, giành quyền lực hoặc chiến tranh giữa các quốc gia.
Thân và tâm là đồng nhất thể. Khi chữa lành bệnh tâm rồi thì bệnh thân tự biến mất. Tương tự như vậy, khi chữa lành bệnh thân thì bệnh tâm không còn đáng kể và sẽ tiêu tan dần theo sức khỏe tăng dần của thân. Ăn uống càng đúng thì càng tăng phần thấy biết và phần thấy biết càng phát triển thì điều chỉnh ăn uống càng đúng.
Thấy được Triết Lý Âm Dương khó hiểu và xa lạ với người phương Tây, tiên sinh đã diễn giải triết lý này thành Vô Song Nguyên Lý để cho người phương Tây dễ hiểu và hành theo. Vô Sông Nguyên Lý cũng phù hợp với những người phương Đông, đặc biệt là lớp trẻ, mà chưa tiếp cận nhiều với phạm trù Âm Dương. Vô Song Nguyên Lý là tác phẩm đánh dấu bước ngoặc phát triển trí tuệ vượt bậc của Tiên sinh Ohsawa và thể hiện sự hiểu biết thấu triệt của ngài đối với Triết lý Âm Dương và vũ trụ. Ngài nói: “Theo triết học Đông phương, không thứ gì trên trái đất này nằm ngoài Âm và Dương”. Vô Song Nguyên Lý là triết lý Âm Dương và triết lý Âm Dương là Vô Song Nguyên Lý.
Hiểu được Vô Song Nguyên Lý và Trật Tự Vũ Trụ nên tiên sinh thấu hiểu được sự hình thành của mọi sự vật và mọi hiện tượng trên thế gian này. Nhờ thế, tiên sinh chuyển hóa các chất rất dễ dàng. Cột mốc cho sự thấu hiểu này là ngày 21 tháng 6 năm 1964 ở Tokyo tiên sinh đã chuyển hóa thành công nguyên tố Na (sodium) ra K (potassium) ở điều kiện phòng thí nghiệm với nhiệt độ, áp suất và năng lượng thấp. Tiếp sau đó, tiên sinh đã chế ra nhiều nguyên tố khác nữa, trong đó có sắt (Fe) từ silic (Si) có trong cát. Hiện tại kim cương nhân tạo đang lưu hành trên thị trường được chế tạo từ công thức của tiên sinh Ohsawa, chuyển hóa than hoặc ma-nhê thành kim cương. Tiên sinh đã giải thích được tại sao loài bò chỉ ăn cỏ mà xương của nó to, chắc và khỏe trong khi đó hàm lượng canxi trong cỏ rất thấp. Sự kết hợp giữa “K” có dồi dào trong cỏ, “H” (Hydro) có trong nước và “thân nhiệt” của con bò đã tạo ra “canxi” theo phương trình: K39 + H1 + thân nhiệt = Ca40. Những thành tựu về chuyển hóa này của tiên sinh cho đến giờ chưa có nhà hóa học nào thực hiện được.
Tiên sinh dự đoán chuyển hóa các chất là cuộc cách mạng lần thức ba của nhân loại. Cuộc cách mạng thứ nhất xảy ra khi con người phát hiện ra lửa, cuộc cách mạng thứ hai là khi nhà bác học Eistein phát hiện ra ngọn lửa năng lượng E = mc2.
Thông qua con đường ăn uống, tiên sinh Ohsawa mong muốn mọi người được khỏe mạnh, thoát khỏi cảnh khổ đau vì bệnh tật cả về thể xác lẫn tinh thần và muốn mọi người phát triển trí tuệ để nhận ra trật tự vũ trụ để sống thật với chính mình. Tiên sinh đã đi khắp thế giới để truyền bá thực dưỡng. Từ năm 1929 đến nă 1931, tiên sinh đến Pháp để truyền bá thực dưỡng và đồng thời học những kiến thức về khoa học và y học hiện đại ở Trường Đại Học Sorbonne và Viện Pasteur. Năm 1953, tiên sinh cùng vợ, bà Lima, rời nước Nhật và đi khắp thế giới thuyết giảng về thực dưỡng. Tiên sinh đã đến Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, khắp các nước ở châu Âu và thậm chí một số nước ở châu Phi. Tiên sinh viết trên 300 quyển sách, trên 1.000 bài báo và thực hiện hơn 5.000 lần thuyết giảng. Tiên sinh sử dụng cả 3 ngôn ngữ là Nhật ngữ, Anh ngữ và Pháp ngữ để viết lách và thuyết giảng về thực dưỡng.
Niềm vui lớn của tiên sinh là truyền bá thực dưỡng để giúp mọi người thoát khỏi hai khổ cảnh lớn là bệnh tật và chiến tranh. Niềm vui lớn hơn nữa là giảng dạy Vô Song Nguyên Lý và Trật Tự Vụ Trụ để cho mọi người thấu hiểu và chạm được chân hạnh phúc. Sự thấy biết của tiên sinh vượt qua tầm vật chất, vượt cả Âm Dương. Âm Dương chỉ tồn tại trong thế giới hữu hạn là trên trái đất. Nhưng vượt qua khỏi trái đất, vào vũ trụ bao la, tất cả là một thể thống nhất, và Âm Dương cũng thống nhất. Cho nên Tiên luôn nhấn mạnh là muốn chúng ta phải hiểu Trât Tự Vũ Trụ. Khi đó chúng ta mới chạm được chân hạnh phúc. Đó là trạng thái của Tự do Vô biên, Công bằng Tuyệt đối và Hạnh phúc Vĩnh cửu.
Phương pháp thực dưỡng du nhập vào Việt Nam năm 1963. Ngày 16 tháng 5 năm 1965, các môn đệ thực dưỡng đầu tiên ở Việt Nam đã hân hạnh tiếp đón tiên sinh ở Huế và ở Sài Gòn và trực tiếp nghe tiên sinh thuyết giảng. Từ đó thực dưỡng Việt Nam phát triển cho đến ngày hôm nay.
Trước khi rời Việt Nam, tiên sinh tuyên bố “Tôi đến Việt Nam lần này là lần đầu tiên và cũng là cuối cùng”. Tri thiên mệnh là bậc thánh nhân. Tiên sinh đã tiên đoán đúng hai cái chết thảm của cựu Tổng thống Mỹ Kennedy và ngài Gandhi (Ấn Độ). Tiên sinh biết số mệnh của người khác, tất nhiên biết số mệnh của chính mình.
Đông y sỹ Đặng Ngọc Viễn
Georges Ohsawa (1893 – 1966) – Tiểu sử
Năm 1893: ra đời tại Kyoto, Nhật Bản.
Năm 1908: bị bệnh lao, y học chính thống không chữa được.
Năm 1912: khỏi bệnh lao nhờ theo phương pháp điều trị bằng ăn uống của bác sĩ Sagen Ijizuka (1850-1909), người chủ trương điều trị bệnh bằng thực phẩm dựa trên sự cân bằng các nguyên tố K/Na.
Năm 1914: tới Pháp lần đầu.
Năm 1915: làm quản lí chi nhánh công ty thương mại Nakagiri tại Kobe,Nhật Bản.
Năm 1917: làm giám đốc chi nhánh Kobe của công ty xuất nhập khẩu Kumazawa; bắt đầu thuyết giảng về thực dưỡng và làm một vài món thực dưỡng.
Năm 1924: thôi kinh doanh, dành toàn thời gian cống hiến cho phong trào thực dưỡng.
Năm 1929 – 1931: tới Paris, Pháp để truyền bá thực dưỡng; dự thính tại đại học Sorbonne và viện Pasteur; sống rất nghèo và viết sách.
Năm 1936: gặp Lima; bà trở thành người vợ phụ tá Ohsawa suốt đời.
Năm 1949 – 1953: lập tạp chí y khoa Sana; khuyến khích học trò từ Nhật Bản ra nước ngoài truyền bá thực dưỡng.
Năm 1953: cùng Lima rời Nhật Bản đi khắp thế giới truyền bá thực dưỡng.
Năm 1965: đi khắp châu Âu và Hoa Kì thuyết giảng, nói chuyện; đến Việt Nam thăm phong trào thực dưỡng ở đây.
Năm 1966: mất tại nhà ở Tokyo.
Geoge Ohsawa (1893-1966) được nhìn nhận như người sáng lập ra những nguyên tắc và phong cách sống Thực dưỡng.